Tê chân tay ở mức độ thông thường do ta ngồi quá lâu, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Vì vậy khí huyết không lưu thông làm cho các cơ tê cứng, khi ta thay đổi tư thế đột ngột sẽ gặp khó khăn không thể vận động ngay lập tức. Nhưng một lúc sau ta vẫn có thể vận động bình thường mà không gặp trở ngại gì. Tuy nhiên, nếu hiện tượng tê chân tay kéo dài thường xuyên kèm theo cảm giác đau nhức với mức độ càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân,… Thì đây là biểu hiện của bệnh, bạn không nên chủ quan.
Nguyên nhân gây tê nhức chân tay
Theo Tây y, tê nhức chân tay là hậu quả của nhiều chứng bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay gây chèn ép và tổn thương mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra, những bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… cũng dễ gây tê nhức chân tay.
Theo Đông y, tê nhức chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn, mất cảm giác ở tay và chân. Ta có thể chia chứng tê bì thành 2 mức độ:
Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường.
Bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn.
Chứng tê nhức chân tay thường gặp khi sức đề kháng của cơ thể giảm nên dễ bị tác động bởi phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu thông.
Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê nhức chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê nhức tăng lên nhiều. Vì vậy gây nên các hiện tượng tê buốt, nhức mỏi chân tay và các bộ phận khác trên cơ thể như vai, gáy, cổ, lưng, gối,...
Tê nhức tay chân không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu người bệnh chủ quan rất dễ dẫn đến biến chứng như bị teo cơ hoặc bán thân bất toại,…Để tránh những trường hợp đáng tiếc để lại hệ lụy, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh ta nên tiến hành điều trị sớm bằng các phương pháp trong Y học như:
Dùng vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, chiếu tia lazes, dùng điện trị liệu…sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị đau nhức xương và tê bì chân tay rất hiệu quả.
Dùng thuốc: Ta có thể lựa chọn thuốc Đông y và thuốc Tây y trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên, hiện nay mọi người có xu hướng sử dụng thuốc Đông y nhờ tính an toàn, dược tính mạnh và đem lại hiệu quả tối ưu sau liệu trình điều trị. Đó cũng là tiền đề cho sản phẩm Bách Thông ra đời.
Sản phẩm Bách Thông có công dụng giúp trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, tốt cho người đau nhức cơ xương khớp, thoái hóa xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê chân tay. Với thành phần chủ yếu là các vị thuốc Đông Y tự nhiên tốt cho xương khớp nên Bách Thông tuyệt đối an toàn cho người sử dụng thích hợp cho việc kết hợp điều trị bệnh tê nhức chân tay mà không lo các tác dụng phụ.
Công dụng của từng loại thảo dược được sử dụng trong Bách Thông theo DĐVN IV như sau:
Hy Thiêm: Trừ phong thấp, đau lưng gối xương khớp, chân tay tê buốt.
Lá Lốt: Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại.
Quế chi: Khí huyết ứ trệ
Ngưu tất: Đau lưng gối, mỏi gân xương
Thổ phục linh: Đau nhức xương khớp
Hầu hết các thành phần đều là thảo dược tự nhiên được đội ngũ bác sĩ Đông y nhiều năm kinh nghiệm dành trọn tâm huyết để bào chế với mong muốn giúp bệnh nhân bị đau tê nhức cơ xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, đau lưng, đau vai gáy, tê nhức mỏi chân tay và những người bị thoái hóa xương khớp hay đau nhức, đi lại, vận động khó khăn có thêm người bạn đồng hành để bảo vệ sức khỏe của mình.
Việc điều trị tê nhức chân tay cần phải trải qua liệu trình lâu dài nên đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn. Người bệnh nên dùng Bách Thông để điều trị đến khi các triệu chứng của bệnh giảm hẳn và kết hợp với vận động nhẹ nhàng thường xuyên để tăng cường lưu thông khí huyết.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Không làm việc quá sức, làm nhiều việc nặng và làm trong các môi trường độc hại. Quan trọng nhất phải luôn giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, ngủ đủ giấc, thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… để đẩy lùi bệnh tê nhức chân tay và có cuộc sống vui khỏe cho bản thân.
Cách dùng:
Ngày uống 2 lần, uống sau khi ăn.
Người lớn: mỗi lần uống 1 gói.
Trẻ em từ 8 – 15 tuổi: uống ½ gói.
Có thể ngâm với nước sôi trong 15 phút, đánh tan rồi uống.
Nên dùng đến khi các triệu chứng giảm hẳn.
Tài liệu tham khảo
- Dược điển Việt Nam IV
- Sổ tay cây thuốc và vị thuốc Đông Y- Lê Đình Sáng
- Website : tudiendongy.com
- Các tài liệu sưu tầm khác